Làm sao để “nâng cấp” ẩm thực Việt, giải “lời nguyền giá rẻ, bình dân”, để bên cạnh những phân khúc khách hàng tầm trung, Việt Nam đón thêm khách du lịch cao cấp?
Rõ ràng vấn đề không nằm ở giá tiền mà sản phẩm/trải nghiệm sản phẩm có tương xứng với giá tiền đó hay không.
Câu chuyện Chiếc bánh cốm 180 ngàn đồng, lít rượu táo mèo 100 USD có đắt không? (đăng trên Tuổi Trẻ Online ngày 11-10) nhân hội thảo Sản phẩm nào cho khách du lịch cao cấp đến Việt Nam? – do báo Tuổi Trẻ tổ chức – tạo ra những tranh luận sau đó trên một số diễn đàn và ngay cả phần bình luận của bài báo.
Bằng cách đó bạn đọc cũng đưa ra những góp ý thiết thực nhằm “thăng hạng” ẩm thực, biến ẩm thực thành một sản phẩm du lịch có giá trị.
Bán bánh cốm hay câu chuyện bánh cốm?
Dưới bài báo, có bạn đọc dẫn Thái Lan – một mẫu hình du lịch giá rẻ thành công – đặt vấn đề, đại ý, sao Việt Nam lại cứ muốn đi theo mô hình du lịch cao cấp?
“Chất lượng chưa tương xứng mà đòi áp giá cao, du khách họ nghĩ mình đang bị lừa và sẽ không bao giờ trở lại”, người này viết.
Song bên cạnh du lịch giá rẻ, tiềm năng du lịch cao cấp cũng đang rộng đường.
Chiếc bánh cốm 180 ngàn đồng, lít rượu táo mèo 100 USD có đắt không?
Ẩm thực Việt loanh quanh chỉ có bún chả, phở, hủ tiếu và cơm tấm?
Bạn đọc Huỳnh Đăng Bạn cho rằng một cái bánh cốm 180.000 đồng, một lít rượu táo mèo 100 USD… có lẽ là việc nên nghĩ đến.
“Nhưng cũng cần các giá trị cộng thêm vào sản phẩm, đó là chất lượng, bao bì, marketing, đặc biệt là không gian để thưởng thức sản phẩm và câu chuyện gắn liền với sản phẩm”, bạn đọc nói “ta nên thay đổi tư duy bán rẻ, bán cho được và bán nhiều lãi ít”.
Bạn đọc Haitourguide cho rằng “mỗi sản phẩm là một câu chuyện, một quá trình hun đúc, kết tinh tạo nên thương hiệu. Và thứ người ta bán là bán cả thương hiệu đó với giá cao”.
Trên một diễn đàn trực tuyến, câu chuyện này cũng nhận được những thảo luận xung quanh.
Có ý kiến cho việc tăng giá là “trí khôn của ta đây”, “lươn lẹo”. Một số người khác bàn chuyện “make colour” (cách nói vui của việc “làm màu”, nghĩa bóng chỉ công nghệ marketing) nói về cách một số quốc gia trên thế giới bán thương hiệu của họ.
“Muốn làm được thì phải minh bạch từ trên xuống. Khi một sản phẩm có độ tin cậy cao, giá tự khắc tăng”, một người nói.
Nước mắm Ý “đắt” từng giọt – Ảnh: KML
Hoàn chỉnh công nghệ marketing
Việt Nam là thiên đường ẩm thực. Rất nhiều chuyên trang, bảng xếp hạng du lịch uy tín cũng như nhiều trang báo nước ngoài khen món ngon Việt Nam. Và nhiều du khách đã yêu và đến Việt Nam nhờ hương vị những món ăn.
Đồ ăn Việt giá cả phải chăng, không ai phủ nhận. Nhưng không lẽ ẩm thực Việt cứ giậm chân ở đó?
Nền khí hậu nhiệt đới gió mùa đã tạo ra một dư địa phong phú về ẩm thực. Bên cạnh bình dân, phải chăng, món Việt còn có thể (hay xứng đáng)… cao cấp hơn nhiều?
Sau lễ trao giải Michelin 2024 hồi cuối tháng 6, chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, Summer Le – đại diện Nén Danang (nhà hàng đầu tiên của Việt Nam đạt giải Sao Xanh Michelin) – chia sẻ “có những mảng khác của ẩm thực ta chưa phát triển”.
Bà đưa ra một ví dụ: fine-dining – hình thức dùng bữa tại nhà hàng cao cấp, hướng tới trải nghiệm ẩm thực tinh tế, đỉnh cao sang trọng với các món chất lượng.
Các món ăn bình dân nổi tiếng của Việt Nam: bún chả, cơm tấm, bánh mì, hủ tiếu
Kể lại để thấy một chiếc bánh cốm thủ công hoàn toàn có thể bán với giá 180.000 đồng, thậm chí 500.000 đồng.
Tương tự, 1 lít rượu táo mèo có thể lên 100 USD hay một suất bún chả, một tô phở hoàn toàn có thể bán với giá hàng trăm ngàn…
Nhưng ở đây, ngoài việc đồ ăn ngon, ta còn “bán” câu chuyện truyền cảm hứng, đi kèm chất lượng, sự an toàn, tin cậy cũng như thái độ phục vụ chuyên nghiệp nhằm mang đến một trải nghiệm ẩm thực cao cấp, có một không hai và đáng giá. Hay nói một cách khác, ta bán với một công nghệ marketing thượng thừa.
Chỉ khi đó mới cấu thành, tạo nên “đường băng” cho ẩm thực cao cấp Việt Nam có thể khởi động, cất cánh.
Khẩu phần ăn của người Việt Nam đã được Viện Dinh dưỡng quốc gia thông báo chỉ đáp ứng được một nửa nhu cầu can xi của một người bình thường.
Bình luận gần đây