Cơm tấm
Điểm cao nhất trong ba món ăn Việt Nam chính là cơm tấm với đánh giá 4.5/5 sao, chiếm hạng thứ 11 trong toàn danh sách.
Theo Taste Atlas, điểm đặc biệt của món ăn là nhờ những hạt gạo vỡ. Loại gạo này khi nấu lên sẽ tạo cảm giác tơi, xốp. Khi ăn, một phần cơm không thể thiếu đi các món kèm theo như là trứng chiên, bì, sườn nướng…
Khi phở, cơm tấm, bún đậu mắm tôm… trở thành những nàng tiên
Ẩm thực Việt loanh quanh chỉ có bún chả, phở, hủ tiếu và cơm tấm?
Cơm tấm Ba Lịa ‘mắc nhất’ Hóc Môn sau 2 tiếng đã ngưng nhận khách
Bên cạnh đó, những phần thức ăn phụ như đồ chua, dưa leo, cà chua, mỡ hành… là yếu tố không thể thiếu.
Chúng vừa điểm tô một bức tranh hài hòa về màu sắc trên đĩa, vừa phối hợp nhịp nhàng để tạo ra hương vị đặc trưng.
Nước mắm là một yếu tố “như hình với bóng” với cơm tấm. Đây là hương vị để người ăn thổi hồn vào đĩa cơm.
Với cơm tấm Sài Gòn, người dùng sẽ dễ dàng thấy những chén nước mắm đậm vị ngọt, không quá đặc sệt.
Còn với cơm tấm Long Xuyên, người ăn sẽ cảm nhận hương vị hơi mặn hơn và nước mắm có độ sền sệt nhất định.
Một điều khiến thực khách nước ngoài thích thú chính là người mua dễ dàng tìm thấy những xe bán cơm xuất hiện dọc khắp các con đường Việt Nam.
Hình ảnh miếng thịt đỏ, thơm nằm trên bếp nướng tỏa khói cũng trở nên “kinh điển” khi chế biến cơm tấm.
Bánh bèo
Món ăn dân dã này đạt 4.1/5 sao.
Món ăn xứ Huế này từ lâu đã gắn liền với hình ảnh các cô, các bà đẩy xe đi vòng quanh hoặc ngồi đâu đó tại một góc đường.
Bánh bèo làm từ bột gạo được hấp lên. Một đĩa bánh bèo đúng chất Việt Nam không thể thiếu đi những thành phần phụ như tôm chấy (tôm xay nhuyễn), thịt heo, hành phi, tóp mỡ, bánh mì chiên…
Ban đầu, người Việt quen với hai phiên bản là bánh bèo Huế và bánh bèo Quảng Nam.
Tại Quảng Nam, món này được chế biến dày, bánh to và thường ăn kèm bột nấu nhão, gồm có thịt, tôm băm, hẹ…
Trong khi đó, bánh bèo Huế mỏng, bánh nhỏ hơn. Điểm nhận dạng lớn chính là bột tôm sấy, đôi khi có da heo chiên giòn. Về sau, món ăn có phát sinh thêm phiên bản bánh bèo miền Nam.
Trang Taste Atlas chỉ ra điểm nổi bật của món bánh bèo Việt Nam chính là vết lõm ở giữa bánh, dùng để đựng các loại nhân nhằm mang lại những hương vị khác nhau.
Bánh tét
Cùng điểm 4.1/5 sao so với bánh bèo, món bánh tét Việt Nam xếp hạng cuối cùng trong danh sách.
Loại bánh nếp này là một đặc sản truyền thống của miền Nam Việt Nam.
Khi làm bánh tét, người làm bánh thường nhồi thêm đậu xanh, thịt heo và trứng, cuối cùng là gói tất cả thành phần lại trong lá chuối trước khi nấu.
Bên cạnh phiên bản truyền thống, bánh tét chay ra đời để phục vụ cho những người không ăn mặn vào một số dịp ý nghĩa.
Bánh lúc này chủ yếu gồm có nhân đậu xanh, nhưng không làm mất đi vị ngon vốn có.
Một điểm khiến những người ăn nước ngoài yêu thích chính là lá chuối mang lại mùi thơm và hương vị độc đáo cho bánh.
Bánh tét dường như không thể thiếu trong một số lễ hội đặc biệt của người Việt Nam.
Số 1 món ăn làm từ gạo ngon nhất thế giới là Nhật Bản
Vị trí thứ nhất chính là món sushi, một biểu tượng văn hóa ẩm thực của nước Nhật. Thành phần gồm có rong biển cuộn quanh cơm trắng và nhân làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau.
Kế tiếp là Kaisendon, đây là món cơm thố với hải sản tươi của Nhật Bản.
Một phần cơm gồm có các loại hải sản được cắt lát mỏng, gọi là sashimi phủ lên trên lớp cơm, kèm theo có thể là rong biển, tía tô, húng quế…
Xếp hạng ba là món Arroz con bogavante. Món ăn bắt nguồn từ Valencia và trở thành ẩm thực truyền thống của người Tây Ban Nha.
Tôm hùm, cá kho, rượu trắng, dầu ô liu… là nguyên liệu xào để tạo ra nước dùng đặc trưng của món.
Đâu chỉ dân Long Xuyên sống ở Sài Gòn mới lâu lâu nổi cơn thèm bất tử món cơm tấm Long Xuyên, bởi món ăn đã trở thành ‘thương hiệu’, là ký ức đẹp của những người con xa xứ. Người Sài Gòn cũng mê.
Bình luận gần đây