Nước mắm
Nước mắm đứng hạng 22 với 4.4/5 sao.
Nước mắm vừa là nước chấm của những món ăn truyền thống, vừa là gia vị cho các món ăn hiện đại.
Vì người ăn dễ dàng bắt gặp nước mắm trong những bữa cơm nhà nấu, lẫn các khu ẩm thực đường phố ngày nay.
Nước mắm Việt Nam có từ hơn 2.000 năm trước, đúng không?
Củ cải ngâm nước mắm thương nhớ bao mùa Tết
Cực phẩm nấm mối Tây Nguyên sau mưa: Luộc chấm mắm cũng ‘ngon quắn lưỡi’
Tại Việt Nam, nước mắm được chia làm hai loại là nước mắm mặn và nước mắm ngọt.
Nước mắm góp mặt trong hầu hết các bữa ăn gia đình, tiệc tùng, quán ăn ven đường…
Để làm ra một chén nước mắm ngọt “đúng bài” cần chuẩn bị các nguyên liệu như nước mắm, đường, nước cốt chanh hoặc giấm, tỏi, ớt và nước lọc, sau đó cân chỉnh để pha chúng với nhau.
Tuy dùng những nguyên liệu giống nhau, nhưng hương vị nước mắm mỗi nhà đều mang một nét đặc trưng riêng. Điều đó phụ thuộc vào cách pha, khẩu vị của người làm.
Qua việc “ghép đôi” nước chấm với những món ăn từ xưa nay, nước mắm ngọt ở Việt Nam thường ăn chung với cơm tấm, chả giò, bánh xèo…
Trong khi đó, nước mắm mặn thường ăn kèm các món như lẩu, đồ ăn hấp, đồ ăn luộc…
Mắm nêm
Mắm nêm đứng hạng 96 với 3.9/5 sao.
Đây cũng là một loại nước chấm truyền thống của người Việt. So với nước mắm, mắm nêm có độ “bao phủ” ít hơn trong những bữa ăn.
Trước đây, mắm nêm thường được ăn nhiều ở các tỉnh miền Trung. Tuy nhiên ngày nay, món ăn các vùng miền dần trải đều khắp cả nước, vì thế mắm nêm cũng gần gũi hơn với cả ba miền.
Muốn cho ra một hũ mắm nêm dân dã, người pha chế thường chuẩn bị các nguyên liệu như thơm, gừng, sả, riềng, tỏi, ớt… Các thành phần này giúp làm dịu đi sự đậm mùi của mắm.
Để pha chế, người làm sẽ cho mắm nêm nguyên chất cùng các nguyên liệu vào nồi, sau đó quậy đều lên. Việc quậy kỹ lưỡng quyết định phần lớn đến hương vị của mắm nêm.
Mắm nêm thường được biết đến với vị mặn gắt.
Tuy nhiên “nhập gia tùy tục”, khi món ăn xuất hiện ở các vùng miền khác, được gia giảm cho phù hợp hơn, đặc biệt ở miền Nam, mắm nêm thường có nhiều vị ngọt.
Mắm nêm là một loại nước chấm dân dã, cũng vì thế mà thường được dùng chung với những món ăn hết sức giản dị như bún, bánh tráng cuốn, bánh căn…
Việc Hiệp hội Nước mắm Việt Nam cho hay sẽ phối hợp với Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam nghiên cứu, xây dựng bộ hồ sơ trình Chính phủ công nhận nước mắm là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam khiến dư luận xôn xao, nhất là ở các làng nghề.
Bình luận gần đây