Đây là căn nhà thuê để bán chuối nếp nướng của cô Phạm Thị Phượng.
Cô và con gái thì không ngơi tay lấy bánh bỏ bịch cho khách, còn chú Dũng, chồng cô, thì đều tay nướng bánh, lật bánh.
Vào đầu giờ chiều đã nghe thoang thoảng mùi hương cốt dừa nấu với lá dứa phát ra từ tiệm. Hương thơm ấy làm dấy lên cơn thèm, lôi kéo thực khách gần xa đến ăn cho thỏa thích.
Gánh chuối nếp nướng không biết vì sao đông khách
Quê cô Phượng ở Củ Chi. Năm 1998, cô theo chồng về Vũng Tàu sống.
Cơ duyên để cô lựa chọn bán món chuối nếp nướng này chính là từ mẹ chồng, bà Phạm Thị Xuyến.
Cô kể: “Khi ấy tôi muốn làm gì đó để kiếm tiền phụ chồng nên mẹ chồng tôi mới dạy lại nghề này cho tôi. Tôi cũng không biết mẹ đã bắt đầu bán từ khi nào”.
Món chuối nếp nướng của bà Xuyến ngon quá làm nhiều người yêu thích. Vậy nên càng khiến cô Phượng có mong muốn nối nghề của mẹ chồng.
Cô Phượng cho biết sau khi được mẹ dạy cho cách làm, cô tiếp tục điều chỉnh để món ăn vừa vặn với khẩu vị của mình. Tiếp đó, cô lại “sáng tạo” thêm các món như khoai mì nướng, bánh chuối nước cốt dừa, bánh bò nước cốt dừa…
Các món ăn của cô Phượng theo thời gian cũng đa dạng hơn – Ảnh: ĐĂNG KHƯƠNG
Khởi đầu, cô Phượng chưa bán cố định một chỗ. Cứ mỗi chiều cô đều gánh đến ngã tư gần nhà ngồi bán.
Lúc ấy, khách đến mua chỉ lai rai, không quá đông.
Chuối nếp nướng miền Tây hối hả ra lò sang châu Âu, ÚcĐỌC NGAY
Khoảng sau 10 năm, món ăn đa dạng hơn thì mới nhiều người biết đến như bây giờ. “Nhưng khách vẫn mê nhất là chuối nếp nướng” – cô Phượng cho hay.
Cứ hễ mỗi lần bưng gánh đi bán, khách lại chạy theo để mua, thấy thế nên cô Phượng cũng quyết định tìm một nơi để bán cố định.
Khi được hỏi làm sao cô có thể giữ chân thực khách sau nhiều năm như vậy, cô khiêm tốn nói: “Tôi thấy đồ ăn thì mình bán như bao người khác, nên cũng không biết làm sao mà đông như vậy. Chắc vì lời nói của mình khiến khách mến mà quay lại ủng hộ”.
Đây cũng là một trong những nét tính cách hiếu khách, thân thiện của người Nam bộ, đặc biệt trong việc bán buôn.
Chuối nếp nướng dẻo ăn cùng nước dừa “đặc biệt”
Hầu như thực khách đến đây đều sẽ mua bánh chuối đóng bịch về nhà, nhưng nếu ngồi lại đây, người ăn có thể ngửi thấy một mùi thơm tỏa khắp cả quán.
Đấy là mùi từ nồi nước cốt dừa nấu cùng lá dứa, nằm trên một bếp than đỏ rực. Cô Phượng cho biết nước cốt này do cô lựa chọn đúng loại dừa và chế biến theo công thức của riêng mình, nên nấu lên mới có mùi thơm như vậy.
“Nước dừa lúc nào tôi cũng để nóng, ai ăn tới đâu mình chan tới đó thì nó mới ngon” – cô cho biết.
Thực sự, những muỗng nước cốt dừa có độ ngọt vừa phải, không quá béo hay ngấy của cô Phượng đã làm tăng thêm hương vị của những dĩa chuối tại quán.
Chuối nếp nướng để tráng miệng là ngon nhất thế giới!
Chuối ngào gừng – món ấm áp tình mẹ
Chủ nhật ở nhà làm bánh chuối Thái ngon nức lòng như dân bản xứ
Món ăn được thực khách “săn đón” nhất và tốn nhiều thời gian nhất chính là chuối nếp nướng.
Với món này, cô Phượng cho biết phải lấy đúng loại nếp sáp, sau khi chõ nếp thì mới bắt đầu lột từng trái chuối để lựa ra những trái ngon nhất.
Tiếp đến, cô mới bắt đầu gói chuối và nếp bằng những lá chuối được cắt và lau kỹ càng.
Một đĩa chuối nếp nướng khi đem ra sẽ được cắt thành những miếng nhỏ. Một muỗng bánh vừa đưa gần miệng, hơi ấm và thơm của nước cốt dừa liền ghi điểm trong lòng người ăn.
Nếp được nướng lên tạo ra cảm giác giòn gần giống cơm cháy, nhưng không bị cứng. Càng ăn, vị ngọt thanh của nếp càng rõ ràng và người ăn sẽ đi từ phần nếp giòn bên ngoài sang chỗ được nhào nặn dẻo hơn bên trong.
Món ăn “cháy hàng” thứ hai chính là khoai mì nướng. Bẻ một mẩu bánh còn nóng hổi, người ăn sẽ nghe bốc ra mùi thơm từ khoai mì nấu cùng nước cốt dừa. Bánh mềm và tơi, không bị rơi vụn khi bẻ ra.
Bánh có vị ngọt đặc biệt, rất khó tả. Đó là cái ngọt tự nhiên của khoai mì và sợi dừa được bào ra, thích hợp với những ai hạn chế những món bánh quá ngọt.
Cô Phượng cho biết mình là người bán thì luôn lắng nghe ý kiến của thực khách, cái nào đúng, phù hợp thì cân chỉnh, nhưng không được làm mất đi hương vị của riêng mình.
TTO – Dẫu rằng ngày Tết, người ta thường sẽ nhớ đến hũ củ kiệu mà giống như mỗi đợt xuân về ngoại đều làm cho con cháu, nhưng một đứa hảo ngọt như tôi lại chỉ chăm chăm nhớ món chuối khô ngào đường của ngoại.
Bình luận gần đây