Bánh bao
Bánh bao là “đại diện” mới của Việt Nam trên “đấu trường ẩm thực” với thứ hạng 97.
Món ăn chính là một lớp bột tròn trĩnh, gói bên trong là thịt heo xay, nấm mèo, trứng cút… Sau khi gói kỹ lưỡng, tất cả thành phần sẽ được mang đi hấp với nhiệt độ cao, đảm bảo tất cả nguyên liệu bên trong đều chín.
Cơm tấm chả cua ở khu Tân Định, khách chờ cả tiếng để ăn và than mắc quá!
Cơm tấm Ba Lịa ‘mắc nhất’ Hóc Môn sau 2 tiếng đã ngưng nhận khách
Có một quán bò kho Dì Út Ấn Độ trong con hẻm Sài Gòn
Khi chín, bánh sẽ tỏa ra mùi thơm đậm đà, đặc trưng.
Vì thế, không ít người mong chờ khoảnh khắc nắp chiếc nồi mở ra, để vừa tận hưởng những chiếc bánh đẹp mắt, vừa cảm nhận hương thơm của món ăn.
Ban đầu, bánh bao bắt nguồn từ Trung Quốc. Nhưng theo thời gian, món ăn đã ít nhiều điều chỉnh hương vị cho phù hợp với người Việt Nam.
Đây là sự lựa chọn cho những bữa ăn nhanh của nhiều học sinh, sinh viên, người đi làm, vì tính tiện lợi lẫn dinh dưỡng của bánh bao.
Bò kho
Giữ vững vị trí 23, bò kho vẫn là món ăn Việt dẫn đầu trong danh sách.
Hẳn mỗi tô bò kho tỏa khói ăn kèm bánh mì hoặc mì gói không còn quá xa lạ với người Việt.
Sắc cam đặc trưng của bò kho chủ yếu được làm từ thịt bò, cà rốt, củ riềng, bột nghệ… Khác với hầu hết các món nước, bò kho có vị ngọt, mặn đậm đà, rất đặc trưng.
Bên cạnh đó, một đĩa rau gồm húng quế, ngò gai, rau mùi… được xem là không thể thiếu, vì chúng đóng góp đáng kể cho trải nghiệm của người ăn, từ hương vị đến mùi hương, lẫn giá trị dinh dưỡng.
Khi lục tìm về nguồn gốc của bò kho, không ít người cho rằng món ăn ra đời tại Sài Gòn từ thời kỳ Pháp thuộc. Khi ấy, món ăn rong ruổi khắp các phố phường nơi đây và vẫn giữ nguyên sự dân dã, giản dị đến tận bây giờ.
Bún bò Huế
Bún bò Huế, “nàng thơ” trong ẩm thực cố đô, đi từ thứ hạng 50 sang vị trí 48.
Theo cách nấu truyền thống của người Việt, nước lèo, cũng chính là linh hồn của món ăn, chủ yếu được hầm từ xương heo và xương bò để cho ra vị “ngọt từ xương”.
Ngoài ra, món ăn còn có các nguyên liệu là sả, mắm tôm, bắp bò, gừng, hành tây…
Chuyên trang Taste Atlas đánh giá món ăn có vị đậm đà và phức tạp. Từ một món ăn cung đình, giờ đây, bún bò Huế trở thành món ăn bình dân của người người, nhà nhà Việt Nam.
Cơm tấm
Cơm tấm là món ăn có sự thăng tiến đáng kể, từ vị trí 70 lên 64 trong toàn danh sách.
Món ăn đậm chất Nam Bộ này từ khi ra đời đến nay luôn mang một nét dân dã đến lạ.
Có thể xem đây là món ăn sáng phổ biến nhất của người Việt. Không quá khó để thực khách bắt gặp các xe, tiệm cơm tấm dọc đường vào mỗi buổi sáng. Tuy nhiên do những thay đổi về nhu cầu sinh hoạt của người ăn, nên một số tiệm cơm tấm bán về đêm cũng ra đời.
Linh hồn của món ăn chủ yếu là từ hạt cơm. Cơm nấu lên phải tơi, xốp nhưng không quá khô. Thịt sườn hoặc ba rọi sẽ được nêm nếm và nướng ở mức lửa vừa phải, người nướng phải canh và trở thịt liên tục để không bị cháy.
Mùi thịt sườn, ba rọi thường đóng vai trò lôi kéo người đi đường tấp vào tiệm bởi mùi thơm quen thuộc mà kích thích vị giác thực khách một cách mạnh mẽ.
Đâu chỉ dân Long Xuyên sống ở Sài Gòn mới lâu lâu nổi cơn thèm bất tử món cơm tấm Long Xuyên, bởi món ăn đã trở thành ‘thương hiệu’, là ký ức đẹp của những người con xa xứ. Người Sài Gòn cũng mê.
Bình luận gần đây