Chè lam
Theo một số tín ngưỡng xa xưa, món ăn này xuất phát từ lòng thành kính của người dân dành cho Đức Phật.
Tết về nhớ vị chè lam
Tuy nhiên, vẫn còn một số thông tin khác cho rằng đây là món ăn được chế biến để tiện cho người lính mang theo khi ra chiến trận hay là thứ quà để người dân dâng lên cho vua.
Đối với người Việt Nam, đây là một món ăn truyền thống mà người Việt thường bắt gặp trong các dịp lễ, đặc biệt là Tết.
Chè lam được làm từ gạo nếp rang, xay thành bột trước khi trộn với đậu phộng, gừng, mật mía hoặc đường.
Người làm cần đảm bảo khuấy liên tục cho đến khi hỗn hợp trở thành bột dẻo, sau đó sẽ cán mỏng và phủ lên bột gạo.
Theo Taste Atlas, món ăn sẽ trở nên lý tưởng khi thưởng thức cùng một tách trà nóng.
Gỏi cá mai
Nằm trong danh sách món ăn truyền thống của người Việt, gỏi cá mai thường đòi hỏi người làm nhiều thời gian và sự tỉ mỉ.
Món ăn có nguồn gốc từ các tỉnh ven biển, đặc biệt là Vũng Tàu và Nha Trang. Người chế biến thường chọn các loại cá như cá trích tươi, cá mòi trắng làm nguyên liệu chính.
Bên cạnh đó, một đĩa gỏi cá mai hoàn hảo đòi hỏi thêm một số nguyên liệu như me, khế, đậu phộng, nước cốt chanh, giấm, đậu nành rang… Người nấu sẽ trộn các thành phần với nhau.
Cuối cùng là ăn cùng bánh tráng và nước chấm chua ngọt, làm từ nước dùng xương cá.
Phở chua
Phở chua là một món ăn truyền thống của các tỉnh vùng cao phía Bắc Việt Nam, đặc biệt là Lạng Sơn và Cao Bằng.
Món ăn được xếp vào danh sách những món cần nhiều công đoạn chế biến phức tạp. Người nấu cần chuẩn bị các thành phần như thịt lợn, thịt vịt, củ khoai tầu, gan lợn, dạ dày lợn, lạp xưởng, lạc rang, dưa chuột, hành…
Ăn chè lam, ngồi nhà sàn người Tày ngay Hoàng thành Thăng Long
Phở chua ‘cay xè’ Lạng Sơn, ngon lạ ở Sài Gòn
Điểm đặc biệt khiến phở chua không xuất hiện ở nhiều tỉnh thành khác chính là thành phần củ khoai tầu chỉ thường có ở những vùng như Bắc Kạn, Cao Bằng.
Thành phần cuối cùng tạo nên linh hồn của món chính là nước sốt, người ăn cần trộn đều trước khi dùng.
Nước sốt được lấy từ phần nước tiết ra từ bụng vịt khi quay, sau đó trộn với giấm, nước mắm, đường… Phần nước sẽ sánh lại và có vị chua, ngọt khi nấu lên.
Món ăn được ưa chuộng bởi thực khách trong lẫn ngoài nước nhờ hương vị chua dịu, thanh thanh, đậm chất của ẩm thực Bắc bộ.
Tiết canh
Xuất hiện trong danh sách món ngon có đậu ở thứ hạng 37, tiết canh được đánh giá 2.8/5 sao.
Đây là một món ăn không quá xa lạ với người Việt, có màu đỏ tươi từ máu động vật kết hợp với nước hãm tiết để tạo độ đông đặc.
Người ăn thường cho thêm thịt xay, rau thơm và đậu phộng rang ăn kèm.
Bên cạnh đó, công đoạn không thể thiết là vắt thêm nước cốt chanh để giảm mùi tanh và làm tăng thêm vị thơm của món ăn.
Sau khi đông lại, món ăn thường được xem như một loại bánh pudding dẻo, có thể trang trí thêm bằng đậu phộng hoặc rau mùi, bạc hà trước khi ăn.
Tiết canh thường xuất hiện trong các dịp đặc biệt. Đến hiện tại, vẫn còn không ít tranh cãi về món ăn này.
Ngày 15-5, chuyên trang ẩm thực quốc tế TasteAtlas công bố danh sách 100 món trộn ngon nhất thế giới, trong đó có phở trộn, nộm và gỏi gà của Việt Nam.
Bình luận gần đây