1. THỊT BĂM HẤP NẤM HƯƠNG
Nguyên liệu:
– 180g thịt lợn băm nhỏ
– 4-5 nấm hương
– Hành lá xắt nhỏ
– Gia vị: 15ml nước tương; 15g bột bắp; 5ml dầu; 1.5g tiêu trắng; 1.5g muối; 1.5g đường; 80ml nước
Cách làm:
Nấm hương đem ngâm trong nước ấm cho mềm rồi rửa bỏ bụi bẩn, xắt nhỏ. Sau đó, cho nấm vào trộn cùng với thịt.
Thêm các nguyên liệu là gia vị vào rồi trộn đều.
Cho hỗn hợp thịt vào bát tô rồi đặt vào khay của nồi nước đang đun sôi, hấp trong 9 phút. Rắc hành lá xắt nhỏ lên rồi cho thịt băm hấp nấm hương ra rồi thưởng thức khi đang còn nóng nhé!
2. KHOAI TÂY SỐT THỊT BĂM
Nguyên liệu:
– 2 củ khoai tây, 70 gam thịt lợn xay, 2 nhánh tỏi, hành lá, 1 thìa tương đậu ớt doubanjiang (mua online), 1 thìa tinh bột ngô, 1 thìa nước tương nhạt, 1 thìa dầu hào
Cách làm:
– Trước tiên, rửa sạch khoai tây, gọt vỏ, cắt thành từng lát mỏng, cho vào nồi hấp cách thủy khoảng 15 – 20 phút, bạn có thể điều chỉnh thời gian, hấp chín khoai tây.
– Khoai tây sau khi hấp chín dùng thìa hoặc muôi nghiền nhuyễn.
– Chuẩn bị các nguyên liệu khác khi hấp khoai tây: Thịt (có chút mỡ) băm nhỏ hoặc xay nhỏ, tỏi băm nhuyễn để riêng.
– Nước tương nhạt, dầu hào, tinh bột và một ít nước hòa trong một bát.
– Cho một ít dầu vào nồi, phi tỏi cho thơm rồi cho thịt băm vào xào cho đến khi thịt băm chuyển sang màu trắng.
– Tiếp tục, cho tương đậu ớt doubanjiang vào xào cho đến khi toàn bộ phần thịt được phủ kín tương đậu ớt, chuyển dần sang màu đỏ.
– Đổ nước xâm xấp mặt thịt băm và đun sôi, sau đó chuyển sang lửa nhỏ đun trong 1 phút, sau đó thêm bát nước tương nhạt đã pha ở trên vào, đun cho đến khi nước sốt đặc lại.
– Cho khoai tây nghiền ra đĩa, dùng dĩa tạo hình cho khoai tây có hình quả núi, trút thịt băm đã nấu cùng nước sốt lên “quả núi” khoai tây nghiền, rắc hành lá lên bề mặt rồi thưởng thức. Món ăn không chỉ đặc biệt về hương vị mà còn vô cùng đặc sắc về hình thức, đảm bảo ai cũng thích khi thưởng thức!
3. CÀ TÍM SỐT THỊT BĂM
Nguyên liệu:
Đối với cà tím:
– 2 thìa cà phê muối – 1 muỗng cà phê giấm gạo – 4 quả cà tím lớn, cắt đôi quả cà tím theo chiều dọc, dài 5cm – 1 muỗng canh bột bắp – 4 chén dầu bơ
Đối với món xào:
– 2 muỗng canh dầu ăn, 200g thịt lợn xay, 1 muỗng canh tương đậu (không có thì bỏ qua) – 1/2 muỗng cà phê gừng băm nhỏ, 5 tép tỏi băm nhỏ – muối vừa đủ.
– 1 muỗng canh hành lá, thái nhỏ.
Nước sốt: 1 muỗng canh nước tương – 1 muỗng canh hắc xì dầu – 1 muỗng canh giấm – 2 muỗng canh đường – 2/3 cốc nước – 1 muỗng canh bột bắp – 3 muỗng canh nước.
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế cà tím
Để chuẩn bị cà tím, thêm muối và giấm gạo vào một bát nước lớn, khuấy đều. Sau đó bổ cà tím làm 4 theo chiều dọc rồi cắt thành các khúc, mỗi khúc dài 5cm.
Chuyển cà tím vào hỗn hợp nước muối giấm và ngâm chúng trong 20 phút. Đặt một chiếc đĩa nặng lên trên để tất cả cà tím ngập trong nước. Lưu ý, có 2 lợi ích khi làm điều này. Thứ nhất, nó sẽ ngăn không cho cà tím chuyển sang màu nâu thâm đen khi nấu. Thứ hai, cà tím sẽ không bị hút dầu như miếng bọt biển khi nấu, không bị nhũn.
Sau thời gian ngâm, đổ bỏ nước, đem cà rửa lại với nước sạch vài lần rồi vắt bớt nước có trong cà tím.
Tiếp theo, rắc bột ngô lên, đảo đều để bột ngô bám đễ xung quanh miếng cà tím.
Bước 2: Làm nước sốt
Trộn nước tương, hắc xì dầu, giấm, đường và nước trong một cái bát. Khuấy đều và đặt sang một bên.
Bước 3: Chiên cà tím
Trong một chảo đang đun nóng, cho dầu ăn vào. Làm nóng dầu lên đến 350 độ F hoặc 177 độ C. Cho cà tím vào chiên trong 1 phút rồi vớt ra để ráo dầu.
Bước 4: Xào cà tím với thịt băm
Trong chảo khác, đun nóng chảo, thêm ít dầu ăn vào, cho thịt băm vào xào khoảng 2 phút. Thêm tương đậu bản (nếu không có bạn có thể thay bằng loại ớt đỏ nào khác, vị cay của ớt tuỳ theo khẩu vị, có thể dùng ớt đỏ ngọt nếu thích), gừng, tỏi vào. Xào cho đến khi có mùi thơm, khoảng 1 phút. Sau đó đổ nước sốt vào và xào. Cho cà tím vào xào cùng. Thêm nước bột bắp để làm đặc nước sốt (1 muỗng canh bột bắp và 3 muỗng canh nước).
Đảo đều. Cuối cùng rắc hành lá lên trên vào cho cà tím xào thịt băm ra thố để thưởng thức.
Cà tím thơm mềm, không ngấy cùng thịt băm thơm nức ăn với cơm ngon cuốn lưỡi.
4. ĐẬU PHỤ SỐT THỊT BĂM SA TẾ
Chuẩn bị:
– 200g thịt vai băm nhỏ, 1 bìa đậu hũ non to, gừng, một ít sa tế (nếu không ăn được cay thì bỏ qua), tinh bột, nước tương nhạt, đường, muối, dầu ăn
Cách làm:
Thịt vai rửa sạch, băm nhỏ.
Đậu hũ cắt miếng vuông nhỏ vừa ăn. Cho nước vào nồi đun sôi, thêm một thìa muối, đổ đậu phụ vào nước chần, luộc trong 2 phút. Sau khi chần, đậu phụ không bị vỡ vụn và có thể loại bỏ được mùi tanh. Nó cũng có thể làm cho đậu phụ mềm hơn và ngon hơn.
Cho một ít dầu vào chảo, đổ thịt băm vào xào cho đến khi thịt đổi màu, thêm 1 muỗng cà phê sa tế và một thìa tỏi băm vào xào cùng để tạo mùi thơm.
Sau đó thêm một muỗng cà phê đường, một muỗng canh nước tương nhạt, một bát tinh bột nước (hòa 1 muỗng cà phê tinh bột vào bát con nước) vào xào đều, đậy nắp nồi và đun trên lửa lớn. Bạn có thể nêm nếm lại cho vừa miệng.
Sau đó, đổ đậu phụ vào và nấu thêm 2 phút, cuối cùng rắc hành lá trang trí lên trên, tắt bếp.
Món đậu sốt thịt kiểu này ăn không những nóng hổi, thơm ngon, đậm đà mà còn trôi cơm vô cùng!
5. THỊT ĐẬU VIÊN SỐT TƯƠNG
Nguyên liệu:
– 150 thịt lợn, 1 miếng bìa đậu phụ to (chọn loại đậu phụ già, không quá mềm), nửa củ cà rốt, lượng gừng và hành lá vừa đủ, 1 thìa dầu hào, 1 thìa muối, 1 thìa tinh bột.
– 2 thìa nước tương, 1 thìa nước, 1 thìa tinh bột.
Cách làm:
– Thịt lợn rửa sạch, thái miếng vừa rồi băm nhỏ hoặc cho vào máy xay, xay nhỏ. Bạn cũng có thể thay thế thịt lợn bằng thịt bò, ức gà, tôm.
– Gọt vỏ cà rốt và băm nhỏ.
– Dùng thìa nghiền nhỏ đậu phụ.
Cho tất cả nguyên liệu vào bát lớn, thêm gừng băm, hành lá cắt khúc, dầu hào, muối và tinh bột vào.
Đảo đều tay, phần nhân trộn không được quá ướt, nếu ướt quá bạn có thể cho thêm tinh bột vào, vừa giúp định hình hình dáng, vừa giúp viên thịt dẻo hơn.
Viên nhân thịt đậu hũ thành những viên tròn to, bày ra đĩa. Làm lần lượt đến hết. Sau đó cho đĩa thịt đậu vào nồi hấp. Mở bếp và đun sôi, hấp trong 15 phút ở lửa vừa là xong. Cho đĩa đậu phụ thịt viên ra ngoài.
Cho 2 thìa nước tương, 1 thìa nước và 1 thìa tinh bột vào bát khuấy đều. Sau đó đổ hỗn hợp vào nồi, nấu cho đến khi nước sốt đặc lại.
Đổ nước sốt lên đĩa đậu phụ thịt viên đã hấp chín. Món đậu phụ thịt viên mềm ngon, thanh đạm, nóng hổi, thơm ngon, thích hợp cho mọi lứa tuổi, cả những ai đang muốn giảm cân.
Chúc các bạn thành công!
Món ngon mỗi ngày
Bình luận gần đây